- Home >
- Minigame , Phiêu Lưu-Kinh Dị >
- Dino Crisis 2
Posted by : Unknown
Thứ Ba, 6 tháng 5, 2014
Năm 1999, Dino Crisis ra đời nhưng vô tình bị lu mờ trước cái bóng quá lớn của Resident Evil - trò chơi cùng "cha đẻ" Capcom. Nắm bắt được tình hình đó, họ quyết tâm cho ra mắt phần 2 với nhiều cải tiến khiến game phù hợp hơn với các game thủ của thể loại hành động, khiến Dino Crisis hoàn toàn được rẽ sang một nhánh game mới chứ không còn mang cái mác "ăn theo" những "zombie" nữa. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu...
Sau những sự kiện kinh hoàng trên hòn đảo Ibis, nhóm của đặc vụ Regina, Gail và Rick đã bị chuyển công tác mỗi người một nơi. Lần này, đặc vụ Regina được bổ nhiệm đến một nhà máy bỏ hoang gần thành phố Edward, khi mà một sự cố khoa học đã biến nơi đây trở về thời nguyên sinh, khi mà những con khủng long còn bước đi trên mặt đất. Không may là khi nhà máy này ngừng hoạt động vẫn còn rất nhiều người bên trong và thế là Regina cùng với một cộng sự là Dylan Morton phải thực hiện cùng lúc hai nhiệm vụ: điều tra chân tướng sự việc và giải cứu những người còn sống sót.
Thay vì áp dụng không khí rờn rợn như một trò chơi kinh dị truyền thống (như Resident Evil) thì Capcom lại đẩy mạnh yếu tố hành động cho Dino Crisis 2, khi mà ngay từ đầu màn chơi, bạn đã có thể điều khiển nhân vật Dylan với khẩu shotgun có số lượng đạn khổng lồ lên tới... 100 viên, thừa sức để bạn "tung hoành" với đám khủng long Velociraptor khát máu đang bủa ra từ mọi hướng! Thêm vào đó, mỗi con khủng long hạ được sẽ đem lại cho bạn một lượng điểm, và tùy theo số combo khủng long bị tiêu diệt cùng lúc mà số điểm của bạn sẽ tăng lên. Thanh thể lực (Vitality) được đặt rõ ràng phía trên màn hình giúp bạn tiện quan sát tình thế để đưa ra phương án giải quyết, v.v. tất cả những điểm đó khiến lối chơi của Dino Crisis 2 trở nên khá dễ gây nghiện bằng hệ thống killstreak cuốn hút kể trên.
Mọi động lực kiếm... điểm của bạn là để sau này, số điểm đó sẽ được sử dụng vào việc mua thêm vũ khí, mua đạn và các món đồ hỗ trợ khác như thuốc tăng máu, v.v. (nghe khá giống Dead Space hay Resident Evil 4 nhỉ!) Đừng lo lắng bởi Capcom bố trí tần suất xuất hiện của đám Velociraptor khá dày đặc, cho bạn tha hồ "nhả súng"! Đừng bỏ qua các túi cứu thương hay những hộp đạn được đặt rải rác trên đường đi, vì đôi lúc bạn sẽ cần đến chúng, đặc biệt là trong những tình huống khẩn cấp.
Số lượng khủng long giờ đây đa dạng hơn phần 1. Bên cạnh những con Velociraptor hay T-Rex truyền thống, còn có cả những loài cổ dài ăn thịt lặn sâu dưới nước, hay những con thằn lằn bay Pterodactyl lượn lờ trên bầu trời, chỉ chực chờ bạn sơ hở là lao xuống "đớp"! Một lần nữa, số lượng đạn dược không phải quá hiếm nên bạn đừng ngần ngại tặng chúng một vài viên đạn, vừa tiết kiệm máu, vừa kiếm được điểm!
Không sử dụng cảnh nền 3D như Dino Crisis 1, mà lại áp dụng nhân vật 3D với cảnh nền 2D dựng sẵn không hẳn là một ý kiến sáng suốt của Capcom. May mắn thay là nhân vật được thiết kế gãy gọn hơn chứ không quá thô kệch như phần đầu, đặc biệt là hệ thống điều khiển linh hoạt, thuận tiện hơn và taigame.org không còn phải đứng lại mới thay đổi được hướng chạy như trước nữa! Ít nhất thì đây là game cũ nên chủ yếu hướng đến những gamer đang tìm lại sự hoài cổ, nên hình ảnh giản dị cùng lối chơi dễ gây nghiện cũng là quá đủ!
Câu chuyện trong Dino Crisis khép lại ở phần 3, nhưng đối với các game thủ PC thì thật tiếc, phần 2 đã là phần cuối! Sau thất bại của Dino Crisis 3 thì Capcom không hề có kế hoạch đưa game lên PC, dù các fan vẫn "kêu gào" thảm thiết! Dù sao, cảm giác tiếc nuối cũng là một phần của cuộc chơi, nhất là khi những trò chơi kiểu này đang ngày càng hiếm xuất hiện trên lãnh thổ của chuột và bàn phím!
Sau những sự kiện kinh hoàng trên hòn đảo Ibis, nhóm của đặc vụ Regina, Gail và Rick đã bị chuyển công tác mỗi người một nơi. Lần này, đặc vụ Regina được bổ nhiệm đến một nhà máy bỏ hoang gần thành phố Edward, khi mà một sự cố khoa học đã biến nơi đây trở về thời nguyên sinh, khi mà những con khủng long còn bước đi trên mặt đất. Không may là khi nhà máy này ngừng hoạt động vẫn còn rất nhiều người bên trong và thế là Regina cùng với một cộng sự là Dylan Morton phải thực hiện cùng lúc hai nhiệm vụ: điều tra chân tướng sự việc và giải cứu những người còn sống sót.
Thay vì áp dụng không khí rờn rợn như một trò chơi kinh dị truyền thống (như Resident Evil) thì Capcom lại đẩy mạnh yếu tố hành động cho Dino Crisis 2, khi mà ngay từ đầu màn chơi, bạn đã có thể điều khiển nhân vật Dylan với khẩu shotgun có số lượng đạn khổng lồ lên tới... 100 viên, thừa sức để bạn "tung hoành" với đám khủng long Velociraptor khát máu đang bủa ra từ mọi hướng! Thêm vào đó, mỗi con khủng long hạ được sẽ đem lại cho bạn một lượng điểm, và tùy theo số combo khủng long bị tiêu diệt cùng lúc mà số điểm của bạn sẽ tăng lên. Thanh thể lực (Vitality) được đặt rõ ràng phía trên màn hình giúp bạn tiện quan sát tình thế để đưa ra phương án giải quyết, v.v. tất cả những điểm đó khiến lối chơi của Dino Crisis 2 trở nên khá dễ gây nghiện bằng hệ thống killstreak cuốn hút kể trên.
Mọi động lực kiếm... điểm của bạn là để sau này, số điểm đó sẽ được sử dụng vào việc mua thêm vũ khí, mua đạn và các món đồ hỗ trợ khác như thuốc tăng máu, v.v. (nghe khá giống Dead Space hay Resident Evil 4 nhỉ!) Đừng lo lắng bởi Capcom bố trí tần suất xuất hiện của đám Velociraptor khá dày đặc, cho bạn tha hồ "nhả súng"! Đừng bỏ qua các túi cứu thương hay những hộp đạn được đặt rải rác trên đường đi, vì đôi lúc bạn sẽ cần đến chúng, đặc biệt là trong những tình huống khẩn cấp.
Số lượng khủng long giờ đây đa dạng hơn phần 1. Bên cạnh những con Velociraptor hay T-Rex truyền thống, còn có cả những loài cổ dài ăn thịt lặn sâu dưới nước, hay những con thằn lằn bay Pterodactyl lượn lờ trên bầu trời, chỉ chực chờ bạn sơ hở là lao xuống "đớp"! Một lần nữa, số lượng đạn dược không phải quá hiếm nên bạn đừng ngần ngại tặng chúng một vài viên đạn, vừa tiết kiệm máu, vừa kiếm được điểm!
Không sử dụng cảnh nền 3D như Dino Crisis 1, mà lại áp dụng nhân vật 3D với cảnh nền 2D dựng sẵn không hẳn là một ý kiến sáng suốt của Capcom. May mắn thay là nhân vật được thiết kế gãy gọn hơn chứ không quá thô kệch như phần đầu, đặc biệt là hệ thống điều khiển linh hoạt, thuận tiện hơn và taigame.org không còn phải đứng lại mới thay đổi được hướng chạy như trước nữa! Ít nhất thì đây là game cũ nên chủ yếu hướng đến những gamer đang tìm lại sự hoài cổ, nên hình ảnh giản dị cùng lối chơi dễ gây nghiện cũng là quá đủ!
Câu chuyện trong Dino Crisis khép lại ở phần 3, nhưng đối với các game thủ PC thì thật tiếc, phần 2 đã là phần cuối! Sau thất bại của Dino Crisis 3 thì Capcom không hề có kế hoạch đưa game lên PC, dù các fan vẫn "kêu gào" thảm thiết! Dù sao, cảm giác tiếc nuối cũng là một phần của cuộc chơi, nhất là khi những trò chơi kiểu này đang ngày càng hiếm xuất hiện trên lãnh thổ của chuột và bàn phím!
Cấu hình tối thiểu S: Windows 98/ME/XP/7 Processor: Pentium @ 233 MHz Memory: 64 Mb Hard Drive: 250 Mb free Video Memory: 4 Mb